OKR là gì? Sự khác biệt giữa chỉ tiêu OKR và KPI

OKR là gì? Sự khác biệt giữa chỉ tiêu OKR và KPI

Hầu hết các tổ chức đều quen thuộc với KPI và mới đây thì xuất hiện thêm OKR. Cả hai phương pháp đều rất tuyệt vời trong đo lường nhưng đây là hai loại chỉ số độc lập không liên quan đến nhau, là những thước đo cho biết khi nào sự đánh giá là tốt hoặc xấu.

Chỉ tiêu OKR là gì?

OKR - viết tắt của những mục tiêu và những kết quả chính (Objectives & Key Results) cung cấp định hướng trong tùy từng bối cảnh, OKR là chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu trong một khuôn khổ thiết lập mục tiêu và theo dõi kết quả thực hiện mục tiêu. Mục tiêu mô tả những gì người thực hiện kế hoạch muốn hoàn thành và những Kết quả chính mô tả cách thức để đạt được kế hoạch đó. Có thể ngầm hiểu rằng KPI và OKR bổ sung qua lại cho nhau, bởi số liệu từ KPI có thể giúp xác định được những kết quả cốt lõi trong OKR.


Ví dụ về OKR

Có một ví dụ như sau, giả sử rằng bảo tàng truyền thống muốn cải thiện lượng khách tới thăm thú, có thêm những tiêu chí chất lượng phù hợp hơn với cộng đồng xã hội hiện nay. Thì đây là một Mục tiêu. Bây giờ, làm thế nào để hoàn thành được mục tiêu? Một cặp Kết quả chính để đạt được Mục tiêu này sẽ là:

  • Tăng số lượng khách địa phương hàng tháng lên 30% vào quý tới
  • Tổ chức hai sự kiện cộng đồng tập trung vào việc thu hút các nhà tài trợ địa phương mới

Chỉ tiêu KPI là gì?

KPI (Key Performance Indicators) là một loại đo lường hiệu suất. KPI đánh giá sự thành công của một tổ chức hoặc một hoạt động cụ thể. Là tập hợp các tiêu chí đánh giá hiệu suất làm việc thể hiện mức độ hiệu quả thực hiện công việc của một tổ chức, một cá nhân thực hiện mục tiêu đề ra trong một khoảng thời gian cụ thể. KPI không chỉ là tiêu chí đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của một tổ chức, phòng ban, cá nhân mà còn là công cụ so sánh thành tích với các tổ chức, phòng ban, cá nhân khác.

Ví dụ về KPI

Hãy sử dụng một viện bảo tàng cho ví dụ trên mà MATE đề ra. Hai trong số các KPI của bảo tàng chính là sự tham gia và đóng góp. Chúng ta sẽ phải thu thập dữ liệu về số lượng khách đến qua cửa và bao nhiêu người quyên góp hàng tháng. Tóm gọn lại KPI là những số liệu, biểu thị qua các con số trong một mục tiêu.


Sự khác biệt giữa chỉ tiêu OKR và KPI

Với ví dụ về bảo tàng, OKR cho thấy cả những mục tiêu mà họ muốn hoàn thành và cách hay phương thức mà họ sẽ đạt được điều đó. Các mục tiêu sẽ giúp định hướng những Mục tiêu, đồng thời được ghép nối với thước đo là các Kết quả chính. Mặt khác, KPI là những con số (thước đo) đứng một cách độc lập: số lượng khách tham gia và những đóng góp từ những nhà tài trợ.


Nói chung OKR và KPI khác nhau về phạm vi và đơn vị đo lượng. Chỉ tiêu OKR trả lời câu hỏi mục tiêu của doanh nghiệp là gì và cách để đạt được mục tiêu đó. Còn chỉ số KPI đo lường định lượng bằng con số chính xác và thực hiện thường xuyên hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng gắn liền với nhiệm vụ cá nhân, bộ phận, tổ chức cụ thể.

Không có sự cạnh tranh nào bởi KPI và OKRs bổ sung cho nhau. Cả hai đều có vị trí của mình trong một tổ chức hoạt động tốt.

KPI và OKR, chỉ tiêu nào tốt hơn?

KPI là thước đo trong khi OKR là một phương pháp thiết lập mục tiêu có hệ thống. Khi được sử dụng đúng cách, cả hai sẽ bổ sung cho nhau.

Ví dụ: công ty của bạn có thể cần trang web của bạn có thời gian hoạt động là 99%. Chỉ số này đại diện cho một phép đo quan trọng cần duy trì. Đây là một KPI. Và mặc dù KPI có thể rất quan trọng đối với thành công của bạn nhưng không phải lúc nào chúng cũng tạo ra những OKR tuyệt vời.

Tuy nhiên, đôi khi hiệu suất KPI thay đổi thì doanh nghiệp sẽ phải thay đổi chỉ số OKR sao cho phù hợp với chiến lược kinh doanh. Ví dụ: nếu trang web ngừng hoạt động một thời gian để “sửa chữa trang web của bạn” thì đây là Mục tiêu mới và một trong những Kết quả chính có thể bao gồm việc tăng cường chất lượng website hoặc ổn định thời gian hoạt động.


OKRs có thể thay thế KPI không?

Điều tiên quyết để duy trì KPI là theo dõi các yếu tố quan trọng trong tổ chức và mặc dù KPI có thể thông báo ngay tức thời về số liệu và thậm chí trở thành OKR nếu doanh nghiệp muốn thay đổi thành một phép đo lường, tính toán chi tiết hơn.

Ví dụ KPI cho mục tiêu có được thể trạng tốt để leo núi sẽ gồm: nhịp tim, huyết áp, khả năng đi bộ đường dài... Khi xác định được KPI, bước tiếp theo là đo lường để biết được trạng thái của KPI.

Giả sử KPI "khả năng đi bộ đường dài", thực trạng là có thể đi bộ 10km/ngày, thực trạng này thấp hơn mức tối thiểu cần thiết là 20km/ngày. Lúc đó chúng ta có thể kết luận là thể trạng chưa đủ tốt để đạt mục tiêu leo núi. Khi đó sẽ tồn tại một mục tiêu: Tăng khả năng đi bộ đường dài từ 10km lên 20km/ngày. Để đạt được mục tiêu này, có thể sử dụng OKRs.

Doanh nghiệp có thể có cả hai chỉ số KPI và OKR không?

Đây là điều dĩ nhiên bởi KPI là “thước đo sức khỏe” cho vị trí của doanh nghiệp trong khi OKR là cột mốc quan trọng nhất của thành công trong tương lai. Một nhà quản trị tinh tế có thể kết hợp cả KPIs và OKRs ví dụ dưới đây sẽ cho thấy sự kết hợp hoàn hảo.